Giỏ hàng rỗng
5 tuổi, chúng ta cô đơn vì bị la mắng, bị ai đó làm tổn thương.
10 tuổi, chúng ta cô đơn vì sự phản bội.
15 tuổi, cô đơn vì sự chia ly.
20 tuổi, cô đơn vì đơn giản muốn một mình và đang trải qua giai đoạn khủng hoảng ở tuổi 20 - đó là cố gắng tìm kiếm cho mình một mối tình, để rồi vội vã, rồi vấp ngã, rồi sợ hãi và trở nên cô đơn.
25 tuổi, nhiệt huyết vẫn còn, nhưng lạc lõng giữa biển đời, suy cho cùng cũng là cô đơn.
30 tuổi, cô đơn vì những lần nhớ lại một vài khoảnh khắc trong quá khứ.
40, 50, 60 tuổi, cứ đi mãi cho hết chặng đường đời, nếu mãi chưa tìm ra lý tưởng sống, mục đích sống thì lẽ dĩ nhiên là sẽ cảm thấy cô đơn thôi. Và càng trưởng thành thì càng cảm thấy cô đơn, bởi đâu đó trong vẻ ngoài lớn dần là một trái tim yếu đuối vì bị bào mòn theo thời gian.
Chúng ta có thể than thở mà nói “Tôi muốn một mình!”, nhưng ít người đủ can đảm để nói “Tôi muốn cô đơn!”, đơn giản vì họ sợ sự cô độc, sợ phải một mình trong mãi mãi. Cứ thế, cô đơn được hiểu đơn giản là “một mình.”
“Ăn nằm với cô đơn” của tác giả 9x Hải Văn không phải là những dòng lý thuyết suông về cô đơn mà trong đó, những câu chuyện thực tế về người trẻ với cô đơn được tác giả chia sẻ như muốn trải lòng mình với mọi người.
“Viết những gì mình hiểu, mình nghĩ, mình biết - Ngây ngô và chân thật” (Hải Văn)
“Ăn nằm với cô đơn” là sự kết hợp nhẹ nhàng giữa những tản văn về tình yêu, nỗi cô đơn giày vò như muốn đưa người đọc chìm đắm trong không gian buồn man mác, nhưng lại thôi thúc người ta phải sống mạnh mẽ, kiên cường hơn dù chỉ có một mình.
Mời bạn đón đọc.
Hãy Đăng ký