Loading...
  • Miễn phí giao hàng
     
    Miễn phí giao hàng toàn quốc cho Đơn hàng từ 250.000đ.
  • 80.000 tựa sách
     
    Với hơn 80,000 đầu sách trong mọi lĩnh vực (và tiếp tục tăng mỗi ngày), Vinabook.com tự hào là nhà sách trên mạng có số lượng đầu sách lớn nhất Việt Nam, bạn có thể tìm được bất kỳ quyển sách nào cho mọi nhu cầu đọc sách của bạn.
  • Vinabook Reader
     
    Hơn 10,000 tựa sách và tạp chí trong thư viện sách khổng lồ của Vinabook Reader mọi lúc mọi nơi chỉ từ 825đ/ngày
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Hotline: 1900 6401
     
    Tổng đài chăm sóc và Hỗ trợ Khách hàng hoạt động suốt 6 ngày trong tuần
    Thứ 2 - 6: hoạt động từ 8:00 - 17:00
    T7 - Chủ nhật: Quý khách vui lòng để lại tin nhắn qua email hotro@vinabook.com Chúng tôi sẽ xử lý email sớm nhất giúp quý khách.
  • Chống Xâm Lăng - Lịch Sử Việt Nam Từ 1858 Đến 1898
Xem trích đoạn

Chống Xâm Lăng - Lịch Sử Việt Nam Từ 1858 Đến 1898

Tác giả:
Nxb Tổng hợp TP.HCM
NXBTH TPHCM
Giáo sư Trần Văn Giàu vốn không phải là một nhà sử học mà đơn thuần chỉ là một người học sử. Từ năm 1930, Giáo sư học sử để làm tuyên huấn của Đảng, khi nhận thấy rằng vì bị thực dân đô hộ, vì bị nhà trường xuyên tạc nên anh chị em ... Xem thêm
 
Thông tin kèm theo
  • Miễn phí giao hàng toàn quốc cho Đơn hàng từ 250.000đ (Áp dụng từ 1/2/2015. Xem chi tiết »)
Thông tin thanh toán
Giá bìa 255.000   

Giá bán

204.000 

Tiết kiệm
51.000  (20%)
Chất lượng sách
Loại A
(?)
Sắp hết hàng
+

Chống Xâm Lăng - Lịch Sử Việt Nam Từ 1858 Đến 1898

Giáo sư Trần Văn Giàu vốn không phải là một nhà sử học mà đơn thuần chỉ là một người học sử. Từ năm 1930, Giáo sư học sử để làm tuyên huấn của Đảng, khi nhận thấy rằng vì bị thực dân đô hộ, vì bị nhà trường xuyên tạc nên anh chị em ta ít biết đến sử Nước Nhà mà biết đến sử Pháp nhiều hơn hoặc biết đến sử Nước Nhà một cách sai lạc rất nguy hiểm cho tinh thần dân tộc. Để muốn tuyên huấn thành công, vun trồng lòng yêu nước đi sâu vào tâm hồn người chiến sĩ, để phát động chí khí quật cường của quân ta thì Giáo Sư phải học sử cũng như địa lý Nước Nhà, học tập lý luận thực tiễn cách mạng và kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê với thực tế lịch sử chính trị xã hội văn hoá Việt Nam. Từ khi Giáo Sư vào làm việc trong ngành Đại Học. Trong lúc đầu về mặt lịch sử Việt Nam Giáo Sư cũng chẳng biết được hơn học trò mình là mấy mà phải dạy họ, phải vũ trang kiến thức, phương pháp giúp họ có thể đào tạo hàng nghìn, hàng vạn học sinh cấp. Trách nhiệm đó buộc Giáo Sư phải nghiên cứu và bộ sách Chống Xâm Lăng này là kết quả đầu tiên.

Bộ sách Chống Xâm Lăng này là gồm ba quyển gần bằng nhau, bao quát thời kỳ lịch sử từ khi Pháp chiếm Đà Nẵng, Gia Định đến khi phong trào cần vương chấm dứt. Sử gia thực dân gọi là thời kỳ chinh phục và bình định, còn ta thì có thể gọi là thời kỳ Chống Xâm Lăng (1858 – 1898).

Trong bộ sách này, giáo sư đã tự đặt nhiệm vụ, đứng về phía nhân dân, dùng phương pháp sử học của chủ nghĩa Mác – Lê, mô tả cái quá trình xâm lăng của thực dân Pháp, tìm mọi nguyên nhân xa và gần, trực tiếp và gián tiếp của cuộc xâm lăng ấy; nhiệm vụ của Giáo Sư là làm sống lại cuộc kháng chiến của dân tộc và cắt nghĩa vì sao ta mất nước, cố tìm lại sự thật lịch sử, đả phá những xuyên tạc, bóp méo sự thật của các sử gia Đế Quốc. Mục đích của giáo sư là bóc trần được âm mưu và tính chất dã man của chính sách thực dân và sự phản phúc của triều đình, thối nát của chế độ Phong Kiến làm cho học trò của ông căm thù Đế Quốc và chế độ Phong Kiến, nêu cao tinh thần yêu nước và dân chủ mới của thanh niên. Bộ sách này của Giáo Sư như sự đóng góp cá nhân cho một công tác tập thể nghiên cứu mà Chính Phủ ta đang cố gắng tổ chức.

Mời bạn đón đọc.

 

Thông tin chi tiết

  • Tác giả: Trần Văn Giàu
  • Nhà xuất bản: Nxb Tổng hợp TP.HCM
  • Nhà phát hành: NXBTH TPHCM
  • Mã Sản phẩm: 9786045859599
  • Khối lượng: 1342.00 gam
  • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
  • Định dạng: Bìa mềm
  • Kích thước: 16 x 24 cm
  • Ngày phát hành: 12/2017
  • Số trang: 928
 
Nhận xét từ khách hàng
 
Đánh giá trung bình
(0 - người đánh giá)
0,0
  • 5
    0
  • 4
    0
  • 3
    0
  • 2
    0
  • 1
    0
Đăng nhập để gửi nhận xét của Bạn Đăng nhập
Bình luận từ facebook ()