Giỏ hàng rỗng
“… LNU: Theo sắp xếp của tình huống trong kịch bản, sự rạn nứt đầu tiên trong quan hệ giữa Trình Điệp Y và Đoạn Tiểu Lầu đã nảy nở kể từ khi cô gái làng chơi Cúc Tiên xuất hiện và được Đoạn Tiểu Lầu lấy làm vợ. Như vậy sẽ đem lại cho khán giả một cảm giác rằng: dường như Trình và Đoạn không ở được bên nhau chính vì Cúc Tiên. Như vậy khiến người ta dễ liên tưởng tới nhiều thứ, chẳng hạn quan hệ giữa Trình và Đoạn phải chăng là tình yêu đồng tính? Không biết ông sẽ xử lý mối quan hệ giữa hai nhân vật này ra sao? Và điểm xung đột trong quan hệ giữa họ được xây dựng trên cơ sở nào?
Đạo diễn TKC: Họ đã ở bên nhau từ nhỏ, tình cảm rất sâu sắc. Nhưng mối quan hệ giữa họ chỉ quan hệ anh em, không phải là thứ tình yêu đồng tính thông thường. Trước hết, trọng tâm trong văn học và điện ảnh là tả người, tả quan hệ giữa con người với nhau. Việc chú ý tới đề tài tình yêu đồng tính đã chứng tỏ rằng văn học lại đi sâu thêm vào việc tìm hiểu về con người và các mối quan hệ giữa con người. Mấy năm trước trong phim Nụ hôn của con Nhện cũng có nhân vật đồng tính nhưng mang chút châm biếm. Tới các phim Trò chơi nước mắt, Yến tiệc, nhân vật đồng tính mới được khẳng định. Điều này phản ánh những biến đổi của xã hội phương Tây trong cách nhìn nhận về đồng tính. Điều này do tính cách nhân vật quyết định. Với thân phận con rơi của một gái làng chơi, lại phải sống cuộc đời sân khấu luôn đóng giả gái, Trình Điệp Y không còn chút hứng thú trong quan hệ với người khác giới. Đối với anh, “Người và kịch không hề chia tách”. Đây cũng là một trạng thái ngây thơ như con trẻ. Vì mơ ước luôn là đặc trưng của trẻ con, còn người lớn chúng ta làm gì có ước mơ…” (Trích đoạn Đối thoại với Trần Khải Ca).
- “Trần Khải Ca và Trương Nghệ Mưu là cái cái tên Hoa ngữ được nhắc đến nhiều nhất ở nước ta cũng như trên khắp thế giới trong vài chục thập niên qua. Tên tuổi của hai ông trở thành thương hiệu của nền điện ảnh Trung Quốc, một thương hiệu Vàng mà không phải nền điện ảnh nào cũng có được” - Đạo diễn Đặng Nhật Minh
- “Trần Khải Ca là một đạo diễn Trung Quốc hơi “Tây”. Ông có cái nhìn hiện đại về sự vật đôi lúc không giống hoặc không theo kiểu “truyền thống” của người Trung Hoa. Các nhân vật của Trần Khải Ca ít khi chiều và bản thân Trần Khải Ca có vẻ giống một giáo sư hơn là một đạo diễn” - Đạo diễn Lê Hoàng
- “Nếu một nghệ sĩ lớn là người biết cách sáng tạo ra mỗi ngôn ngữ riêng biệt thì Trần Khải Ca là một người kể chuyện tài năng. Chịu ảnh hưởng của Kurosawa nhưng không xuất sắc, phim của Trần Khải Ca ít thoại, và luôn dùng hình ảnh để đề cao một nét văn hoá của dân tộc mình, nhắc nhở và trân trọng nó” - Đạo diễn Charlie Nguyễn.
Mời bạn đón đọc.
Trong cuốn 'Đối thoại với Trần Khải Ca' do Lý Nhĩ Uy thực hiện, con người và sự nghiệp điện ảnh của một trong các đạo diễn 'gạo cội' thuộc thế hệ điện ảnh thứ 5 của Trung Quốc hiện lên rõ nét và sống động.
Hãy Đăng ký