Giỏ hàng rỗng
“… Tất cả các văn phòng công sở từ hành chính nhà nước, luật pháp, công ty xí nghiệp đến di tích, từ trung tâm bảo vệ động vật quý hiếm, sở thú, rạp xiếc, nhà hát, đài truyền hình, toà soạn báo, hội nhà văn, trường học, các viện nghiên cứu, bệnh viện, sở cảnh sát đến quảng trường đều lặng im đến ngây người. Chưa bao giờ xảy ra sự cố này. Cả thủ đô ngủ ngon. Người ta ngủ như bị hít phải một thứ bùa mê nào đó vừa mới càn quét qua thành phố. Người ta ngủ như thể cả bốn ngàn năm văn hiến này thao láo mắt mất ngủ rã rượi nhưng chẳng để làm gì. Tài xế, cu li ngủ đã đành, đánh giày, ăn mày ngủ đã đành, mà các giáo sư tiến sĩ, doanh nhân, nhà văn hoá, nhà khoa học, chính trị gia cũng ngủ ngon giữa cái khoảnh khắc êm đềm hớ hênh trong buổi chiều thu muộn khí trời thanh tao lụa là ấy.
Lá vàng bay mù trời. Có thể trong nhựa cây của lá đã đồng loạt toả ra một mùi huơng lẩn vào gió ru mê ru mộng cả thủ đô? Không thể như thế được. Thế thì cả nghìn năm nay chả có cá nhân nào ngủ theo lối như vậy dù biết bao nhiêu cây cối đã bị B52 tàn phá mười ngày đêm đến chuyện công ty cây xanh cưa đi trồng lại biết bao lần. Nói cách khác, sự lạ ấy là bất khả thi. Nó là một cơn đột hứng hội tụ tất cả không gian huyền thoại dân gian cuốn về trong một ngày như lớp sóng khiến cuộc đời thường ngày không thể đối kháng hay chuẩn bị đón nhận.
Mà người ta cũng chẳng cần tri kiến hay chống lại nó làm gì. Người ta cảm thấy an toàn trong nó. Ngủ say trong nó như thể hệ luỵ là lẽ đương nhiên. Người ta ngủ vạ vật từ đường phố đến siêu thị, từ công viên đến chùa chiền, nhà thờ, từ trên bàn làm việc công sở đến hành lang bệnh viện, từ trên những sân thượng sang trọng đến những ngõ xóm vỉa hè dơ bẩn lụp xụp…
Bao nhiêu con người với bao nhiêu công việc bỏ dở.
Cơn ngủ như đám mây kéo tới bao trùm xuống kinh kỳ nghìn năm…” (Trích đoạn ngắn trong “Vẫn như mù sương như thế đến hôm sau”).
Mời bạn đón đọc.Nếu ta chết trong khi làm tình, nếu một cơn bão ào qua thành phố, vùi lấp tất cả? Chữ 'nếu' đuổi theo nhau trên con chữ gân guốc khiến tập truyện ngắn mới nhất của Nguyễn Vĩnh Nguyên là cuộc thử nghiệm cảm xúc day dứt.
Câu hỏi mở đầu cho truyện ngắn Biến mất không đều (trong tập truyện Động vật trong thành phố của Nguyễn Vĩnh Nguyên, NXB Hội Nhà văn ấn hành) có vẻ khá liêu trai. Ai lại đi hỏi người khác về hình ảnh của chính mình.
Người đọc có thể tìm ra nhiều vệt gãy trong cuốn sách này. Đó có thể là vệt đứt gãy gây ra cơn động đất kinh hoàng ở Tứ Xuyên (Trung Quốc), trận chấn động nhẹ ở TP.HCM, Hà Nội năm trước, hoặc kín hơn là vết gãy trong lòng hai tình nhân thò chân ra ô cửa sổ trong một chiều dông bão, vết gãy văn hóa theo chân cụ rùa hồ Gươm lang thang phố cổ một ngày dửng dưng. Vết gãy thiên nhiên và vết gãy lòng người, ai biết được vết nào sâu thẳm và khó lường hơn?
Hãy Đăng ký