Giỏ hàng rỗng
Cả đời Pecola chỉ ao ước một đôi mắt xanh. Mắt xanh xinh đẹp, mắt màu thiên thanh, mắt xanh như mắt Shirley Temple tóc vàng da trắng. Đôi mắt xanh là hi vọng duy nhất để con bé da đen nhìn cuộc sống khác đi, để thấy mình không xấu xí, không bị chà đạp, được tự do và được yêu thương. Nhưng tiếc thay, phép lạ không có thật.
Lấy trọng tâm là bi kịch nội hoá và căm ghét chính mình đến cực đoan của Pecola, tiểu thuyết đầu tay của Toni Morrison đặt ra câu hỏi vẫn vô cùng nhức nhối sau hơn nửa thế kỉ kể từ ngày ra mắt: ai khiến con bé cảm thấy rằng thà làm kẻ quái dị còn hơn làm chính mình? Ai đã nhìn nó và thấy nó thiếu thốn như vậy, nhỏ nhít như vậy trên cán cân sắc đẹp? Trần trụi, khốc liệt, đau thương, Mắt nào xanh nhất xứng đáng là một trong những đại diện xuất sắc nhất của nền văn học hiện đại Mĩ.
Mắt nào xanh nhất là cuốn tiểu thuyết đầu tay của tác giả Toni Morrison (tên gốc: The Bluest Eye – 1970), kể về Pecola – một bé gái da đen lớn lên ở Lorain, Ohio (quê hương của tác giả) trong những năm sau cuộc Đại khủng hoảng. Pecola cầu nguyện cho đôi mắt của mình chuyển sang màu xanh, để con bé được yêu quý như tất cả những đứa trẻ da trắng, tóc vàng, mắt xanh ở Mĩ. Vào mùa thu năm 1941, năm cúc vạn thọ trong vườn của Breedloves không nở hoa, cuộc sống của Pecola thay đổi theo những cách đau đớn và tàn khốc.
Một cuốn sách, với ngôn từ phong phú và tầm nhìn táo bạo, tái hiện lại một cách sống động nỗi sợ hãi, sự cô đơn và bi kịch của một bé gái da đen, phơi bày hiện thực trần trụi về vấn đề phân biệt chủng tộc nhức nhối trong lòng nước Mỹ. Cho tới thời điểm hiện tại, Mắt nào xanh nhất vẫn là một trong những tiểu thuyết có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và khó quên nhất của Toni Morrison.
Hãy Đăng ký