Giỏ hàng rỗng
Người Chồng Vĩnh Cửu nằm trong khuôn khổ seri "cuộc đổ bộ của chàng Dostoievski" trong hình dạng ba cuốn sách bìa giống hệt nhau, chỉ khác nhau tên sách, bao gồm: Con Bạc, Người Chồng Vĩnh Cửu, Chàng Ngốc Hữu Ích".
Quyển sách viết về câu chuyện một người chồng bị “cắm sừng” và những hành vi của ông ta sau khi biết mình bị vợ và bạn phản bội. Về đề tài này Dostoievski đã từng có một truyện ngắn trước đó, nhan đề Vợ Người Khác Và Gã Chồng Dưới Gầm Giường (1848), trong đó, theo “gu” thịnh hành trong văn học đương thời, Dostoievski mô tả nhân vật người chồng bị lừa dối theo kiểu nửa hài kịch thông tục. Còn giờ đây, với Người Chồng Vĩnh Cửu, Dostoievski đã “nâng tầm” sáng tác của mình, tạo bước ngoặt phát triển nghệ thuật mô tả tâm lí phức tạp cho dạng đề tài này.
Viết về đề tài ghen tuông và tính cách của người chồng bị phản bội Dostoievski có thể đã xuất phát từ một số tình huống cốt truyện và diễn biến tâm lí của hài kịch Molier - Trường học dạy làm vợ (1665) và Trường học dạy làm chồng (1667).
Năm 1867, theo lời khuyên của Turghenev, Dostoievski đã đọc Bà Bovary của G.Flaubert. Cuốn tiểu thuyết của nhà văn Pháp đã gợi ý cho ông ý đồ mô tả và lí giải hình tượng người chồng bị cắm sừng theo hướng nghệ thuật - tâm lí mới. Ông tìm thấy trong cuốn tiểu thuyết này motip mà sau này ông sử dụng như điểm xuất phát cốt truyện cho tác phẩm của mình: Charles Bovary sau cái chết của vợ, qua những bức thư của bà với tình nhân, đã biết về sự phản bội của vợ mình, đâm ra rượu chè rồi chết. Trusotski sau cái chết của Natalia Vacilievna, vợ mình, và qua thư từ của bà biết mình bị phản bội, đồng thời phát hiện ra đứa con gái yêu không phải con đẻ của mình.
Mời bạn đón đọc.
Hãy Đăng ký