Giỏ hàng rỗng
Trích đoạn nội dung:
Nhắc tới thi ca, tôi rất tâm đắc với Phạm Hầu: “Người ta tưởng rằng bây giờ không có bài thơ nào hay hơn thơ Đường, hay những bức tranh đẹp hơn những bức tranh ở Londres. Người ta quên rằng chim hạc đã nhường chỗ cho phi cơ. Tôi trách những con mắt cứ quay mặt lại những cảnh cũ mà không hề tin tưởng ở tương lai. Đừng nhầm nghệ thuật với khoa khảo cổ. Kính trọng người trước mở đường cho ta, nhưng không phải đến bước cuối cùng của họ, ta không bước thêm bước nào nữa cả.”
Đó là một ý tưởng mới rất đáng trân trọng, có thể làm chúng ta thay đổi tư duy – “Tri kim, nhi bất tri cổ, vị chi manh cổ. Tri cổ, nhi bất tri kim, vị tri lục trầm”. Thật ra, tuy chia làm cổ kim, nhưng chẳng qua chỉ là buổi sáng, buổi chiều trong một ngày của trời đất; kẻ sĩ mà câu nệ chấp trước biết cổ mà không muốn biết kim, hay chỉ hướng kim mà không quay nhìn cổ, thì làm sao có những áng thơ văn nối suốt kim – cổ? Bạn ngẫm mà xem, từ “bước cuối cùng cổ nhân” ở lĩnh vực thơ ca, đã không ít những con cháu của Nguyễn Du vẫn đầy ắp những tự tình dân tộc. Thơ của họ đã chuyển vào một cung bậc mới, một tiết điệu mới. Bằng thứ nhiệt huyết nóng ngang tàng của Van Gohd, Rimbaud, Nerval, Nietzsche; bằng cách điệu bi tráng của một Tô Thức, một Hồng Sơn liệp hộ, hay thừa bẩm di sản của Lý – Trần, thơ của họ vẫn có thể đọng lại những chương từ hay nhất của thi ca Việt Nam. Vừa say đắm nồng nàn, vừa trầm thống bi thương, vừa ngang tàng lẫm liệt mà cũng thăm thẳm mù khơi. Ngôn ngữ thi ca mang sứ mệnh của những công án vườn thiền, nỗi niềm tư tưởng đóng vai trò bổng hát của những đường pháp khai thị. Như “Nụ hồn nhiên” bạn đang có trên tay, thử hỏi, ai có thể sáng tác được 108 bài thơ với niêm luật vững chãi, nội hàm uyên thâm ở một cô gái làm thơ đầu tay khi tuổi chỉ mới ở ngưỡng “Tam thập nhi lập”?
Chắt chiu từng giọt lệ thơ,
Kết tinh bốn vạn huyền cơ thành vần.
Tâm kinh thơ giọt trong ngần
Ngời ngời lục bát thơm vần trầm hương.
Mời bạn đón đọc!
Hãy Đăng ký