Giỏ hàng rỗng
MỤC LỤC:
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐỊNH KIẾN VỀ GIỚI
Phụ nữ luôn bị lệ thuộc vào đàn ông
Phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng?
Con gái đến tuổi phải lấy chồng?
“Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”
“Xuất giá tòng phu”
Là phụ nữ, phải hy sinh?
Nữ quyền là nguyên nhân dẫn đến ly hôn?
CHƯƠNG 2: TỰ DO VÀ NHỮNG ĐÁNH ĐỔI
Dễ mâu thuẫn, bất đồng quan điểm
Những hạnh phúc bỏ lỡ
CHƯƠNG 3: NHỮNG SAI LẦM DỄ ĐÁNH MẤT HẠNH PHÚC
Hãy luôn là chính mình?
Quá theo đuổi sự hoàn hảo
Vật chất hay tình cảm
Tự do thái quá
Con cái phải sống theo ước mơ của mẹ?
Làm mẹ đơn thân
Đừng sống bất cần, hãy luôn tin vào tình yêu
Lời kết
TRÍCH ĐOẠN SÁCH:
“Xuất giá tòng phu”
Cách đây vài năm, một người chị từng chia sẻ với tôi rằng: “Sau này lấy chồng, ngoài việc xem xét tính cách, sự hòa hợp giữa hai người, em cũng nên cân nhắc cách cư xử của họ hàng, người thân, gia đình nhà chồng. Vì em cònphải sống với gia đình nhà chồng em cả về sau này nữa”. Thật vậy, cuộc sống hôn nhân đôi khi không chỉ là chuyện giữa hai vợ chồng mà còn bị tác động ít nhiều bởi họ hàng, nội ngoại hai bên, đặc biệt là nhà chồng. Nhiều chàng trai có thể rất yêu và nỗ lực theo đuổi một cô gái nhưng khi quyết định kết hôn, anh ta chỉ muốn cưới người phụ nữ phù hợp với nếp sống gia đình mình mà thôi. Nếu chẳng may gặp phải những ông chồng không đủ bản lĩnh bảo vệ vợ trước những xoi mói của họ hàng, người thân, đặc biệt là mẹ chồng; phụ nữ sẽ rất khó được sống theo ý mình sau khi về chung nhà.
Tại nhiều vùng miền ở nước ta, đặc biệt là ở các gia đình còn có tư tưởng trọng nam, vai trò của phúc riêng tư của hai vợ chồng. Không ai muốn “làm dâu trăm họ”1 để phục tùng, làm hài lòng cả gia đình chồng. Nhiều cô nàng còn sẵn sàng phản kháng, đáp trả khi họ hàng, người thân có những đòi hỏi, yêu cầu quá đáng. Đây cũng là một vấn đề dễ làm các cặp đôi tranh cãi, bất đồng nếu người chồng không biết cách cư xử khéo léo. Tôi từng đọc đâu đó câu: “Kết hôn là cả hai tách ra khỏi gia đình vốn có để cùng nhau xây dựng gia đình mới, chứ không phải là anh tách em ra khỏi gia đình em, rồi nói với em đó là gia đình anh, máu mủ của anh”.
Dẫu biết rằng, phụ nữ cũng nên có sự thích nghi phù hợp với văn hóa nhà chồng nhưng điều đó không có nghĩa đàn ông được quyền bắt ép vợ phải thay đổi theo ý nguyện của họ hàng, người thân, dòng họ. Ý nghĩa thực sự của hôn nhân không phải người vợ thường không được tôn trọng. Đàn ông luôn được gắn với trách nhiệm cúng bái, thờ phụng ông bà tổ tiên; báo hiếu cha mẹ; quan tâm, lo lắng cho anh chị em trong nhà. Và lấy vợ trở thành một nghĩa vụ mà phái nam phải làm để tìm kiếm một người bạn đời phù hợp, cùng gánh vác trọng trách gia đình theo đúng nghĩa. Tiêu chí một cô gái biết “yêu anh, yêu cả tông ty họ hàng” là điều mà đa số các chàng trai tìm kiếm. Song, đa số phụ nữ ngày nay lại mưu cầu nhiều hơn vào tình yêu và hạnh phúc riêng tư của hai vợ chồng. Không ai muốn “làm dâu trăm họ” để phục tùng, làm hài lòng cả gia đình chồng. Nhiều cô nàng còn sẵn sàng phản kháng, đáp trả khi họ hàng, người thân có những đòi hỏi, yêu cầu quá đáng. Đây cũng là một vấn đề dễ làm các cặp đôi tranh cãi, bất đồng nếu người chồng không biết cách cư xử khéo léo. Tôi từng đọc đâu đó câu: “Kết hôn là cả hai tách ra khỏi gia đình vốn có để cùng nhau xây dựng gia đình mới, chứ không phải là anh tách em ra khỏi gia đình em, rồi nói với em đó là gia đình anh, máu mủ của anh”. Dẫu biết rằng, phụ nữ cũng nên có sự thích nghi phù hợp với văn hóa nhà chồng nhưng điều đó không có nghĩa đàn ông được quyền bắt ép vợ phải thay đổi theo ý nguyện của họ hàng, người thân, dòng họ. Ý nghĩa thực sự của hôn nhân không phải là để làm tròn nghĩa vụ với gia đình, làm hài lòng cha mẹ hay sinh con đẻ cái, mà cả hai tìm đến nhau là để có người san sẻ niềm vui, sớt chia nỗi buồn và cùng nhau xây dựng hạnh phúc.
Hãy Đăng ký