Giỏ hàng rỗng
SÁNG TẠO SÂU THÂU Ý TƯỞNG
Takahashi Nobuyuki
Một ý tưởng hay, một bản kế hoạch tốt, một phương án giải quyết hiệu quả, một
chiếc lược tuyệt vời, tất cả chúng đều cần phải có tiền đề là “đúng và thú vị”. Thú vị
ở đây là gì? Có nghĩa là khách hàng nhìn vào thấy được sự độc đáo, hấp dẫn và có
khả năng lôi cuốn người khác. Từ khóa cho nó chính là những ý tưởng “có tính
nghệ thuật”. Nghệ thuật chính là chiến lược cao cấp trong “xã hội dư thừa vật chất”
đương đại.
Điều mà chúng ta bị đòi hỏi ở đây chính là luôn luôn nghĩ những điều khác với
người khác và sáng tạo những điều không giống với người khác. Mặc dù vậy, ngay
cả khi đối phương yêu cầu “hãy nghĩ điều gì đó đi” cũng chẳng có ai trao cho chúng
ta “kỹ thuật tư duy” cả. Chắc hẳn trên đời này phải tồn tại những thứ như How to
THINK hay chính là thái độ, tâm thế để suy nghĩ; nguyên lí, nguyên tắc để sản sinh
ra sự sáng tạo cũng như phương pháp để vận dụng các nguyên lý, nguyên tắc ấy. Từ
kinh nghiệm 40 năm trong lĩnh vực sản xuất quảng cáo tại Hakuhodo, Takahashi
Nobuyuki đã cố gắng đào sâu, tìm kiếm nó.
Cuốn sách Sáng tạo sâu thâu ý tưởng của tác giả Takahashi Nobuyuki sẽ hữu ích
cho những doanh nghiệp, cá nhân làm những công việc liên quan đến sáng tạo.
Chính bởi vì chúng ta đang ở trong một thời đại của cái tôi cá nhân, thời đại mà tài
năng, sự nhạy cảm và nỗ lực của từng người chúng ta đều mạnh mẽ, nên chúng ta
mới muốn không ngừng rèn luyện “tư duy sáng tạo”.
Mục lục
Lời nói đầu
Phần 1. Nghệ thuật hóa kinh doanh
1. Mong muốn khả năng cảm nhận tức thì, khả năng lý giải và tưởng tượng
2. Chìa khóa cho nghệ thuật hóa là “khả năng thấu hiểu, nắm bắt tâm lý” và “cảm
tính”
3. “Tính nghệ thuật” là điều không thể thiếu trong giải quyết vấn đề
4. Chúng ta đã bước sang thời đại “kinh doanh mang lại sự cảm động cho con
người”
Phần 2. Những gợi ý cho tư duy sáng tạo
Bước 1. “Cách rèn luyện trí tưởng tượng”
1. “Imagination” chính là trí tưởng tượng, khả năng mơ ước
2. Trước khi nghĩ về việc “nói như thế nào”, điều quan trọng là cân nhắc “nói điều
gì”
3. “Quản lý trí tưởng tượng” để kích thích sự sáng tạo
4. Những hình dung để hiện thực hóa giấc mơ trở thành “giả thuyết”
5. “Tầm nhìn thương hiệu” xuất phát từ giấc mơ của ban lãnh đạo
6. Người nào có “tầm nhìn”, người đó là kẻ mạnh
7. Đề xuất giá trị mới – “Khái niệm (concept)”
8. Có đọc trước được tình thế không? Có đọc được bức tranh tổng thể không? Đây
chính là sức mạnh.
9. Thông tin là nguyên liệu của mọi “sự tưởng tượng”
10. Ý tưởng là “sự kết hợp của thông tin”
11. Phong cách lập kế hoạch của tôi
12. Hình dáng của “việc lên kế hoạch” – cà vạt nơ
13. Giá trị thông tin xuất phát từ việc phù hợp thị hiếu người tiêu dùng
14. Trở thành người có đầy túi “thông tin”
15. Phát triển những ý tưởng từ việc quan sát con người
16. Thứ làm rung động lòng người không phải “lý luận” mà là “cảm xúc”
17. Tìm kiếm “sự thỏa mãn của con người” phía dưới mặt nước
18. Hiểu biết bằng “đôi chân”, cảm nhận bằng “đôi chân”
19. Chính vì có mơ ước, có sự lãng mạn nên mới có “thành công”
20. Ý tưởng không nằm ngoài cách sống
Bước 2. “Cách rèn luyện tính sáng tạo”
1. Sức mạnh hiện thực hóa giấc mơ – đó chính là “sức sáng tạo”
2. Bản chất của kinh doanh là “sáng tạo”
3. Giải quyết vấn đề hằng ngày, mỗi ngày đều là “ngày sáng tạo”
4. Kỹ năng “lên ý tưởng marketing” giúp ích trong việc nâng cao sức sáng tạo
5. Càng biết nhiều về khách hàng, càng nâng cao được tính sáng tạo
6. Đưa ra ý tưởng chiến lược dựa trên suy nghĩ theo “mặt phẳng” thay vì suy nghĩ
theo “một điểm”
7. Tính sáng tạo mà công ty quảng cáo yêu cầu
8. Cách làm việc tạo ra “phát hiện và sáng tạo” mới
9. Không có “biểu đạt” nào là không có chiến lược
10. Sức mạnh thiết kế trong giải quyết vấn đề
11. Sự thú vị của “sức sáng tạo” khi biến vấn đề thành sức hấp dẫn
12. Đầu tiên, liệu chúng ta có thể vẽ nên bức tranh tổng thể hay không?
13. “Sáng tạo sự khác biệt” là sự thay đổi giá trị quan. “Sáng tạo sự khác biệt” là
nắm bắt được thời đại, nắm bắt được sự vận động
15. Sáng tạo sự khác biệt – Gợi ý lớn nhất từ “con người”
16. “Sáng tạo sự khác biệt” – Làm thế nào để có được ý tưởng?
17. Bản kế hoạch là sản phẩm có giá trị thặng dư cao
18. Hướng đến đối tác tuyệt vời nhất trong “suy nghĩ, sáng tạo, hành động”
19. Đối tác chính là “một bác sĩ giỏi”
20. Người làm việc kiểu phức hợp – “Nhà sản xuất”
Phần 3. Những từ khóa kích thích nghệ thuật hóa
Lời kết
Tài liệu tham khảo
Trích đoạn sách:
Đúng nhưng không thú vị!
Những lời phàn nàn như ví dụ ở trang 12 là những điều mà tôi thường thấy ở công
ty quảng cáo Hakuhodo, nơi tôi đã từng làm việc. Những lời này nghe thì có vẻ rất
trừu tượng, thế nhưng chúng lại thực sự thấm thía đối với những người trực tiếp làm
công việc này. Cho dù người nói ra chúng có sử dụng từ ngữ một cách nhẹ nhàng
như thế nào thì chúng cũng là những lời nói rất nặng nề.
Đằng sau câu nói ấy chính là: vấn đề không nằm ở logic mà nằm ở việc ý tưởng
không hề có cảm xúc hay không hề tô vẽ được cảm xúc ở phía sau đó, và không
khiến cho đối phương cảm thấy hạnh phúc. Tất nhiên ở một công ty quảng cáo, nơi
bán sự cá tính, độc đáo và chất xám thì những lời phàn nàn như thế này là điều hoàn
toàn bình thường. Tuy nhiên, ngay cả trong giới kinh doanh mà chúng ta thường
thấy, nơi việc thấu hiểu sâu sắc vị trí của khách hàng, lấy “sự độc đáo, cá tính” làm
sức cạnh tranh thì có lẽ cũng chẳng bao lâu nữa, những từ ngữ thể hiện cảm xúc con
người như trên cũng sẽ xuất hiện.
Một ý tưởng hay, một bản kế hoạch tốt, một phương án giải quyết hiệu quả, một
chiến lược tuyệt vời, tất cả chúng đều cần phải có tiền đề là “đúng và thú vị”. Thú vị
ở đây là gì? Thú vị có nghĩa là khách hàng nhìn vào thấy được sự độc đáo, hấp dẫn
và có khả năng lôi cuốn người khác. Từ khóa cho nó chính là những ý tưởng “có
tính nghệ thuật”. Nghệ thuật chính là chiến lược cao cấp trong “xã hội dư thừa vật
chất” đương đại
Cũng tốt nhưng chúng tôi không thích!
Cho dù sản phẩm có trình độ kỹ thuật cao, tính năng tốt đi chăng nữa nhưng một khi
khách hàng nói “Tôi không thích” thì đó cũng là dấu chấm hết, những đồ vật hay
hàng hóa ấy sẽ dần bị loại bỏ. Đó cũng chính là nỗi kinh hoàng của “xã hội dư thừa
vật chất”. “Chất lượng cao” là điều hiển nhiên. Thêm vào đó, việc bản thân ý tưởng
có mang lại sự đồng cảm, niềm hạnh phúc và yêu thích hay không cũng là một vấn
đề cần quan tâm. Nếu chúng ta được nhận xét giống như ở trang bên, điều đó có
nghĩa chúng ta chưa chạm tới được trái tim của khách hàng. Yêu ghét là cảm tính.
Người ta vẫn nói rằng con người hành động chỉ có 20% là theo logic, còn lại 80% là
phi logic. Và như vậy, một công việc kinh doanh không đánh vào cảm xúc của con
người, không chạm tới cảm tính của con người sẽ bị tụt lại phía sau. Thời đại ngày
nay càng ngày càng không thể tách biệt với tính nghệ thuật.
Hãy Đăng ký