Các viện đại học chính là người gìn giữ kinh nghiệm của loài người, ở một mức độ không ai sánh bằng, là người bảo hộ và là người truyền đạt những điều tinh túy đã từng được suy nghĩ và được viết ra. Đã được nói và được thực hiện, là hiện thân của tinh thần cởi mở, sự thảo luận có tính cách duy lý và sự thể nghiệm. Họ còn là người phê phán chính cái vốn kiến thức mà mình bảo tồn và chính cái xã hội nuôi dưỡng mình. Chưa hết, các việc đại học còn chính là người sáng tạo ra tri thức mới, cái nhìn tươi mới, những kỹ thuật tân tiến, và những cách tiếp cận sáng tạo.
Thông tin vẫn chỉ là thông tin đối với người thiếu một nền tảng trong việc suy nghĩ có phê phán và thiếu vốn hiểu biết về cơ sở của tri thức. Những ai vật lộn với những vấn đề xã hội mà không có kiến thức về quá khứ sẽ thiếu một chiều kích thích thiết yếu. Những phát kiến mới trong một lĩnh vực thường mang lại một cách tiếp cận hoàn toàn mới cho những vấn đề thuộc một lĩnh vực khác. Chính điều này khiến cho cái cộng đồng mà ta gọi là viện đại học quan trọng đến như thể: thử nghiệm, sàng lọc, tranh luận, tinh luyện và áp dụng mọi góc cạnh của tri thức; phân tích và nêu lên mọi vấn đề, và thực hiện tất cả những công việc ấy trong tinh thần duy lý, chính trực, cởi mở và văn minh.
“Một sự kết hợp hài hòa đầy cuốn hút giữa lịch sử, giai thoại, phân tích và những khuyến nghị, cuốn sách này đáng chú ý bởi nó vừa toàn diện vừa chi tiết khi xem xét những vấn đề, những giải pháp, và những cơ hội.” (Stanley Frish, Viện Đại học Illinois – Chicago).
Mời bạn đón đọc.
Báo chí giới thiệu
Nền giáo dục Hoa Kỳ thế kỷ 21 nhìn từ "Tạo dựng tương lai"
Có một nhóm dịch giả trẻ tâm huyết đang thực hiện một loạt sách về giáo dục đại học nhằm giúp các giảng viên đại học, sinh viên, nghiên cứu sinh, nhà quản lý giáo dục có cái nhìn toàn diện hơn về bản chất giáo dục ở các nước hàng đầu trên thế giới.
Có một nhóm dịch giả trẻ tâm huyết đang thực hiện một loạt sách về giáo dục đại học nhằm giúp các giảng viên đại học, sinh viên, nghiên cứu sinh, nhà quản lý giáo dục có cái nhìn toàn diện hơn về bản chất giáo dục ở các nước hàng đầu trên thế giới.
Sau hai cuốn "Phẩm chất của những nhà giáo ưu tú" (của Ken Bain - Nguyễn Văn Nhật dịch) và "Niềm vui dạy học - hướng dẫn thực hành cho tân giảng viên đại học" (của Peter Filene, Tô Diệu Lan và Trần Nữ Mai Thy dịch) do NXB Văn hoá Sài Gòn ấn hành năm 2008, nhóm chủ biên lại ra mắt cuốn "Tạo dựng tương lai" của Frank H.T. Rhodes. Cuốn sách này được xem là tổng quan về các đại học Hoa Kỳ hiện đại, vừa chỉ ra những điểm mạnh, vừa bắt mạch những căn bệnh và kê đơn.
Trong một thiên niên kỷ, khi tri thức đã trở thành một loại vốn kinh tế mới, các trường đại học - các nhà cung cấp tri thức truyền thống đang đứng trước thách thức lớn, buộc phải thích nghi để tồn tại. Với tiếng nói của người trong cuộc, GS Frank H. T Rhodes khoanh vùng 125 cơ sở giáo dục thường được gọi là các trường, viện đại học nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ để chỉ ra những biến đổi mạnh mẽ nhất, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đang tác động đến nền giáo dục đại học Hoa Kỳ trong thế kỷ 21.
Tác giả phân tích những gì đã tạo ra sức mạnh phi thường và đóng góp nổi bật của các đại học Hoa Kỳ, như Harvard, Virginia, Cornell, Johns Hopkins cùng tên tuổi các nhà khai sáng. Các viện đại học nhận nguồn tài trợ bên ngoài rất lớn để nghiên cứu và đặc biệt, đây chính là vườn ươm của văn hoá sáng tạo.
Quyền tự do cho phép những học giả giỏi nhất trong lĩnh vực của họ theo đuổi các ý tưởng mới mẻ, độc đáo cho cộng đồng đại học. Các viện đại học thành công sẽ duy trì quyền tự trị đại học, sự độc lập của tập thể giảng viên và quyền tự do học thuật.
Frank H.T Rhodes là giáo sư địa chất, cựu viện trưởng, hiện là Viện trưởng danh dự của Viện ĐH Cornell. Trước đó, ông từng là Viện phó ở Michigan University, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn chương, Khoa học, Nghệ thuật (thuộc Michigan University), là thành viên của Uỷ ban Cố vấn chính sách giáo dục của tổng thống dưới thời G. Bush.
Minh Thi
(Nguồn: Báo Lao động)
Xem thêm Thu gọn
Hãy Đăng ký