Giỏ hàng rỗng
“Khenchen Thrangu Rinpoche công nhận những giáo lý này cứu sống cuộc đời Ngài. Những giáo lý này cũng có thể giúp đỡ cuộc đời bạn - mang lại cho bạn những công cụ để ổn định tâm ngay trong những hoàn cảnh thách thức và đáng sợ nhất.” − Pema Chodron.
ĐÂY LÀ BẢN CHẤT của sự sống mà chúng ta gặp phải trong nhiều tình huống khác nhau. Đôi khi, mọi thứ diễn ra tốt đẹp trong một thời gian. Đôi khi không, và chúng ta cảm thấy không thỏa mãn, đau khổ hay thậm chí là cùng quẫn. Đôi khi, mọi thứ có vẻ tốt đẹp bên ngoài, nhưng chúng ta vẫn không thể tìm thấy hạnh phúc và sự thoải mái lâu dài từ bên trong. Đó chính là bản chất của samsara (sinh tử luân hồi), và việc ta muốn tìm giải thoát là chuyện tự nhiên.
Đây là lý do tại sao Đức Phật dạy Pháp nói chung, và cụ thể tại sao Ngài dạy những chỉ dẫn về tâm - những chỉ dẫn làm thế nào để ngừng chú ý ra bên ngoài, tới tất cả những điều đã khiến ta xao lãng, khơi gợi những phản ứng tiêu cực, và thay vào đó ta nhìn vào tính giác sống động và sáng tỏ bên trong, đây là bản tính của tâm chúng ta. Những chỉ dẫn này được truyền từ thầy xuống đệ tử trong nhiều truyền thống Phật giáo, bao gồm cả Đại Ấn và Đại Toàn Thiện, và đôi lúc, có một vị thầy sẽ chỉnh sửa những chỉ dẫn phù hợp với thời điểm và hoàn cảnh của riêng mình. Một bậc thầy như là Khenpo Gangshar Wangpo, người sinh vào giữa những năm 1950 đã thấy trước những khó khăn sẽ đến với Tây Tạng và biết rằng Người phải truyền dạy những chỉ dẫn này nhằm giúp đỡ những người sẽ sớm ngập chìm trong biến loạn. Một trong những người đó là Khenchen Thrangu Rinpoche.
Thrangu Rinpoche đã gặp Khenpo Gangshar vào mùa hè năm 1957 khi Khenpo Gangshar tới Tu viện Thrangu ở miền đông Tây Tạng. Trong thời gian ở đó, Khenpo Gangshar đã truyền dạy những chỉ dẫn này. Đây là tinh túy của những điểm cốt lõi trong những thực hành của cả Đại Ấn và Đại Toàn Thiện. Sau này, chúng được viết ra, đầu tiên là dưới dạng văn bản ngắn, sau đó thì dài hơn, với tên gọi là: “Giải Thoát Một Cách Tự Nhiên Bất Cứ Điều Gì Con Gặp”. Điều khiến chúng có ích trong thời đại của chúng ta là Khenpo Gangshar đã trình bày theo một cách dễ hiểu với bất kỳ ai và họ có thể đưa vào thực hành. Mặc dù những bậc thầy vĩ đại, bao gồm cả Chogyam Trungpa Rinpoche và Tulku Urgyen Rinpoche, đều là học trò của Khenpo Gangshar, chỉ còn lại một số ít những vị thầy còn sống, những người đã được nghe Khenpo Gangshar trao truyền trực tiếp những chỉ dẫn này bằng giọng của chính Ngài. Điều đó khiến cho những lời dạy của Thangru Rinpoche trở nên đặc biệt quý báu: chúng là mối liên kết trực tiếp và sống động giữa chúng ta với một vị thầy năng động, mạnh mẽ, mà những lời dạy của Ngài đã làm lợi ích vô số người trong những thời gian khó khăn ở Tây Tạng và hơn thế nữa.
Vào năm 2007, Khenchen Thrangu Rinpoche đã dạy những chỉ dẫn về tâm của Khenpo Gangshar trong bốn dịp khác nhau. Mặc dù trước đây, Ngài không thường xuyên giảng dạy về chúng và nói rằng đây là những giáo lý quan trọng nhất mà Ngài đã thọ nhận trong cuộc đờimình. Chúng là những gì hữu ích nhất cho Ngài trong nhiều giai đoạn phải đối mặt với những khó khăn lớn nhất, và Rinpoche đã trình bày cách để chúng có thể giúp ích cho bất kỳ ai trong cả những thời điểm tốt hay xấu. Điều toả sáng xuyên suốt tất cả những giáo lý này là lòng tin sâu sắc của Rinpoche vào hiệu quả của những chỉ dẫn này cũng như lòng sùng mộ của Ngài đối với Khenpo Gangshar.
Mỗi lần Rinpoche truyền dạy, Ngài nhấn mạnh những điểm khác nhau và trích dẫn từ nhiều nguồn, không chỉ để giảng giải về những chỉ dẫn mà còn để cho thấy chúng có liên hệ như thế nào tới các lĩnh vực khác trong những quan điểm và phương pháp thực hành Phật giáo.
Cuốn sách “Tính giác sống động” kết hợp tất cả những lời dạy của Ngài thành một bài trình bày kỹ lưỡng và đầy đủ. Nó bắt đầu bằng mô tả của Rinpoche về lịch sử và những hoàn cảnh mà Khenpo Gangshar đã truyền giảng, và sau đó, đi qua tất cả các điểm mà Khenpo đã chỉ dẫn, bao gồm những bước thực hành sơ bộ chung mà chúng ta làm theo để chuẩn bị bản thân, những thực hành sơ bộ cụ thể để điều tra xem tâm là gì, những thực hành chính - an nghỉ trong bản tính của tâm, và những chỉ dẫn xuyên suốt trong việc đưa tất cả những hoàn cảnh khác nhau mà chúng ta gặp trong đời sống của mình vào con đường để có thể trưởng dưỡng cái thấy về bản tính của tâm và không bị choáng ngợp với những hoàn cảnh nhất thời trong đời sống cũng như cái chết của chúng ta. Dựa vào những lĩnh vực khác nhau của triết học Phật giáo, những trích dẫn từ trí nhớ và từ những bậc thầy vĩ đại và các văn bản (điều này có thể dẫn đến những khó khăn trong việc tìm lại nguồn cho từng trích dẫn), Rinpoche giải thích mọi thứ một cách rõ ràng và giản dị để những chỉ dẫn này đem lại lợi lạc cho cả những học trò cũ và mới.
Mục lục:
Giới thiệu sách............................................................................. 7
Lời nói đầu .................................................................................. 9
Giới thiệu của dịch giả.............................................................. 13
Dẫn nhập................................................................................... 19
PHẦN MỘT: Những lời khuyên hữu dụng trong những thời điểm tốt và xấu
1. Những lời sấm truyền của miền đất bí mật ..................... 25
2. Biết rõ may mắn của bản thân ........................................... 53
3. Những thực hành sơ bộ chung .......................................... 71
PHẦN HAI: Thiền phân tích của một học giả (Pandita)
4. Nền tảng nghiệp, nguyên nhân và kết quả ....................... 97
5. Tầm quan trọng của tâm...................................................127
6. Những hiện tướng và tâm ................................................155
7. Nhìn thẳng vào tâm...........................................................183
8. Tóm tắt thiền phân tích của một học giả........................207
PHẦN BA: Thiền an nghỉ của một Kusulu (kẻ khờ)
9. Lòng sùng mộ và tính ổn định.........................................215
10. Đi thẳng vào thiền định....................................................229
11. Những lợi ích của thiền định của kẻ khờ Kusulu..........249
12. Phân biệt giữa tâm và tính giác........................................285
PHẦN BỐN: Thực thi trong đời sống của chúng ta
13. Lấy những hoàn cảnh trong đời sống của chúng ta làm con đường.......................309
14. Lấy vui và buồn làm con đường.......................................319
15. Lấy đau đớn và bệnh tật làm con đường ........................325
16. Lấy những phiền não và cảm xúc làm con đường.........331
17. Lấy trung ấm (Bardo) làm con đường ............................361
18. Lời kết..................................................................................381
Phụ lục: Những bản văn của Khenpo Gangshar
Những chỉ dẫn tâm ngắn gọn được gọi là giải thoát một cách tự nhiên bất cứ điều gì con gặp..............................................391
“Giải thoát một cách tự nhiên bất cứ điều gì con gặp: Những chỉ dẫn dìu dắt con trên con đường uyên thâm” ........................... 395
Trích đoạn sách:
ĐIỂM QUAN TRỌNG LÀ tâm là chính yếu, nhưng chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát nó. Dễ dàng biết rõ bản tính của nó. Và do đó, chúng ta vô cùng may mắn. Đây là lý do tại sao trong những thực hành Kim Cương Thừa (Vajrayana) nói chung, và trong Đại Ấn (Mahamudra) và Đại Toàn Thiện (Dzogchen) nói riêng, chúng ta nhấn mạnh vào tâm và thiền định về nó. Khi Khenpo Gangshar giảng dạy rằng tâm là quan trọng nhất, nguồn gốc cho chỉ dẫn này là Longchen Rabjam, một đạo sư vĩ đại cùng thời với Đức Đại Bảo Pháp Vương Thứ III - Karmapa Rangjung Dorje. Khenpo Gangshar trích hai đoạn từ Longchenpa. Đoạn đầu viết:
Đấng Toàn Tri Vĩ Đại đã nói:
Khi dưới ảnh hưởng của cà độc dược,
Tất cả những kinh nghiệm khác nhau mà con có, bất kể chúng có thể là gì,
Tất cả, trong thực tế, là những ảo hóa, không hiện hữu.
Tương tự như vậy, hãy hiểu rằng dưới tác động của một tâm mê lầm
Tất cả những kinh nghiệm sai lầm của chúng sinh trong sáu cõi, bất kể chúng là gì,
Tất cả đều là những hình ảnh trống không, không tồn tại nhưng biểu hiện.
Đấng Toàn Tri Vĩ Đại là một tên gọi của Longchen Rabjam. Ngài đã viết một số lượng lớn các chuyên luận có ích và mở rộng. Những chuyên luận uyên thâm nhất được gom lại trong bản văn gọi là “Bảy Chuyên Luận Của Longchenpa”. Điều mà Longchenpa mô tả về cách mọi thứ biểu hiện với chúng ta là: nhiều thứ khác nhau biểu hiện với chúng ta, nhưng mặc dù chúng biểu hiện, vốn dĩ chúng không có thật. Đây là điều mà chúng ta gọi là tính Không trong những luận về trí huệ siêu việt và Trung Đạo. Mặc dù mọi thứ không thật sự tồn tại, chúng biểu hiện cứng chắc trong nhận thức tương đối và mê lầm của chúng ta. Lý do chúng là những hiện tướng mê lầm là vì chúng giống như là những ảo giác mà một người nhìn thấy sau khi ăn cà độc dược (một loại cây tạo ảo giác còn được gọi là táo gai). Khi con ăn cà độc dược, con sẽ nhìn thấy nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau, hoặc nghe nhiều âm thanh khác nhau.
Con có thể cảm thấy ngây ngất, hoặc con có thể cảm thấy suy sụp. Nhưng tất cả những kinh nghiệm mà con có trong khi đang phấn khích do bởi chất gây ảo giác này thật ra là những hình ảnh sai lầm. Chúng biểu hiện với con, nhưng chúng không tồn tại theo bất kỳ cách nào. Đây là một ví dụ.
Ý nghĩa của ví dụ này là nó cũng giống như chúng ta bây giờ. Cũng y như thể là chúng ta vừa sử dụng chất gây ảo giác, bất kỳ vui buồn nào mà chúng ta nhìn thấy đều là những hiện tướng sinh tử mê lầm của tâm. Thậm chí khi không bị nhiễm độc, mọi thứ chúng ta nhận thức trong đời sống này đều đến từ sự vô minh. Vô minh sinh khởi từ năng lực của Nghiệp. Bất kể là chúng ta có cái thấy của con người hay thú vật, bất kể là chúng ta nhận thức những hiện tướng của đất, nước, lửa, hay gió, bất kể những hiện tướng chúng ta thấy đến từ năng lực của một tâm mê lầm. Tất cả những hình tướng bên ngoài mà chúng ta thấy hoặc những âm thanh mà chúng ta nghe chỉ là tính Không. Bất kể điều gì xuất hiện bên trong tâm cũng chỉ là tính Không – không có gì thật sự ở đó cả. Do đó, tất cả những kinh nghiệm khác nhau của sáu loại chúng sinh, bất kể là chúng có thể là gì, đều là những hình ảnh trống không, không hiện hữu nhưng biểu hiện. Longchenpa và Khenpo Gangshar đều nói cùng một điều: tâm là gốc rễ của mọi thứ.
Đoạn này chỉ dạy rằng tất cả những hiện tướng là tâm chúng ta - chúng sinh khởi trong tâm và chúng không thể được tạo lập bên ngoài chúng ta. Bởi vậy, chúng ta cần làm theo chỉ dẫn mà Longchenpa đã ban trong trích đoạn thứ hai:
Vì chúng biểu hiện trong tâm con và được tạo dựng bởi tâm con,
Hãy tự nỗ lực trong việc rèn luyện tâm sai lầm này.
Những hiện tướng bên ngoài biểu hiện trong tâm, nhưng chúng chỉ là một tạo dựng của tâm - khi chúng xuất hiện, tâm gắn cho chúng một cái tên. Vì vậy, thậm chí mọi thứ bên ngoài có vẻ tốt, không có gì nhiều để bám nắm cả. Nếu chúng có vẻ xấu, không có gì để có ác cảm cả. Do đó, nếu chúng ta muốn tự do khỏi đau khổ và những lỗi lầm, tìm hạnh phúc và những phẩm chất tốt đẹp, điều quan trọng nhất là rèn luyện tâm và chăm chỉ thực hành như vậy. Đây là lý do tại sao chúng ta thiền định và đây là lý do tại sao có những chỉ dẫn về tâm. Do tâm là gốc rễ của mọi thứ, và mọi thứ đều quy về tâm, không có gì quan trọng hơn là rèn luyện tâm chúng ta, thiền định và an nghỉ trong sự cân bằng.
Đoạn đầu tiên nói rằng: những hiện tướng là tâm; chúng không tách biệt khỏi tâm. Đoạn thứ hai nói rằng chúng ta cần rèn luyện tâm mình một cách triệt để. Đây là những chỉ dẫn của Longchenpa. Tiếp theo, Khenpo Gangshar ban những chỉ dẫn của riêng Ngài:
Nhưng con không nên lấy hiểu biết của mình từ trong sách vở hay những câu chuyện nghe từ người khác. Hãy tự mình nhận biết rằng hiện tướng chính là tâm và thấu hiểu rằng tâm con là gốc rễ của tất cả các hiện tượng.
Chúng ta không nên tiếp nhận tất cả những hiểu biếtcủa mình từ những gì đã đọc. Nếu có hiểu biết từ sách vở,chúng ta sẽ nghĩ sách nói như thế này và như thế này, dođó, nó có khả năng là một thứ gì đó giống như thế. Conđọc một điều gì đó trong một cuốn sách và sau đó, nghĩ: “Ồ! Đây là cách nó có thể là.” Có thể con đã nghiên cứu lý luận của trường phái Duy tâm và nghĩ rằng “Tất cả đều là tâm. Mọi thứ biểu hiện đều là tâm.” Đây chỉ là một sự hiểu lý thuyết, và nó không có ích lợi gì. Con có thể nghe ai đó nói điều gì đó giống như vậy, và nghĩ “như vậy và như vậy đã nói tất cả chúng chỉ là những hiện tướng trong tâm, do đó, nó phải là như thế.” Ở một cấp độ, chúng ta biết nó, thế cũng được. Nhưng nó chưa đủ. Điều chúng ta cần không phải là một hiểu biết đến từ nghiên cứu và lý luận; chúng ta thật sự cần phải có kinh nghiệm về nó.
Mời bạn đón đọc!
Hãy Đăng ký