Giỏ hàng rỗng
Giới thiệu sách:
XOAY CHUYỂN TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG
- Vì một tương lai bền vững -
Nói đến Biển Đông, chắc hẳn điều đầu tiên nhiều người sẽ nghĩ đến là tranh chấp chủ quyền
“5 nước 6 bên” ngày càng được thế giới quan tâm trong những năm qua. Song, một cuộc
khủng hoảng khác cũng đang âm thầm diễn ra dưới những con sóng vốn không yên ả, đe dọa
tương lai các cộng đồng xung quanh vùng biển chiến lược này. Đó chính là tình trạng xuống
cấp của môi trường sinh thái ở Biển Đông do tác động của biến đổi khí hậu cũng như các
hoạt động của con người.
Trước những tham vọng địa chính trị, những lời kêu gọi hợp tác để cứu lấy môi trường Biển
Đông dường như không có sức nặng. Tuy vậy, nhà báo, nhà nghiên cứu kỳ cựu về Đông Nam
Á James Borton vẫn tin rằng Biển Đông có thể trở thành “vùng biển đoàn kết thay vì chia rẽ”.
Những bằng chứng, lập luận, kiến giải và đề xuất hướng đến mục tiêu đó đã được ông trình
bày trong cuốn sách Xoay chuyển tình hình Biển Đông vì một tương lai bền vững (tựa gốc:
Dispatches from the South China Sea: Navigating to Common Ground). Được chia thành ba
phần: Ghi chép thực địa, Chính trị sinh thái và Ngoại giao khoa học, cuốn sách này là nỗ lực
truyền tải đến người đọc quan điểm rằng, có những điểm chung có thể dẫn đến sự chuyển đổi
về chính sách, thậm chí đóng vai trò như giải pháp cho xung đột trên biển.
Theo ông Borton, tác động từ sự phát triển liên tục ở các vùng duyên hải, tình trạng lấn biển,
tàn phá san hô, đánh bắt quá mức cũng như giao thông hàng hải ngày càng gia tăng đã đưa tất
cả chúng ta lên “tuyến đầu” của cuộc chiến bảo vệ môi trường ở Biển Đông.
Đó là một tình trạng đáng báo động khi các rạn san hô ở biển khơi - nơi mang đến thực phẩm,
công ăn việc làm cho chúng ta và giúp chúng ta chống lại bão lũ - đang bị tàn phá với mức độ
nghiêm trọng chưa từng thấy trong những thập niên gần đây. Cuốn sách mô tả sống động
những thách thức về an ninh lương thực dưới góc nhìn của ngư dân và giới khoa học biển,
những người cho rằng sự suy giảm nguồn cá đang nhanh chóng trở thành một thực tế khó giải
quyết không chỉ đối với ngư dân.
Bên cạnh vấn đề sinh kế, cuốn sách cũng bàn về “chính trị sinh thái”, những câu chuyện liên
quan đến vấn đề môi trường trong cách hành xử thô bạo của Bắc Kinh trên Biển Đông. Khi
ngư dân Trung Quốc đánh bắt từng con cá từ đáy biển động để đưa lên những chiếc tàu vỏ
thép khổng lồ của họ, phá hủy các rạn san hô và đâm vào tàu cá của các quốc gia tranh chấp,
hành động tấn công của họ gây ra những tác động cả tức thời lẫn lâu dài.
Mời bạn đón đọc!
Hãy Đăng ký